Lịch sử Công_ước_châu_Âu_về_Nhân_quyền

tem thư năm 2000 kỷ niệm 50 năm Công ước châu Âu về Nhân quyền

Sự phát triển của một hệ thống bảo vệ nhân quyền hoạt động trên khắp châu Âu có thể được xem như là một đáp ứng trực tiếp cho mối quan tâm kép:

Thứ nhất, trong hoàn cảnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai,công ước, được gợi ý từ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền có thể được xem như là một phần của một đáp ứng lớn hơn của các cường quốc Đồng Minh trong việc cung cấp một chương trình nghị sự nhân quyền thông qua đó được tin là việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất đã từng xảy ra trong Chiến tranh thế giới thứ hai (đáng chú ý nhất là Holocaust) có thể tránh được trong tương lai.

Thứ hai, Công ước này là một đáp trả cho sự lớn mạnh của chủ nghĩa Cộng sảnĐông Âu và được tạo ra để bảo vệ các nước thành viên của Ủy hội châu Âu khỏi sự lật đổ của cộng sản. Điều này, một phần, cắt nghĩa các nhắc nhở liên tục tới các giá trị và nguyên tắc là "cần thiết trong một xã hội dân chủ" xuyên suốt Công ước, mặc dù sự kiện là các nguyên tắc như vậy không hề được định nghĩa theo bất cứ cách nào trong tự thân công ước.[3]
Công ước này được Ủy hội châu Âu soạn thảo sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đáp ứng với một lời kêu gọi do những người châu Âu từ mọi tầng lớp xã hội tập họp tại Hội nghị Den Haag (1948). Khi trên 100 nghị sĩ từ 12 nước thành viên của Ủy hội châu cùng tới Strasbourg trong mùa hè năm 1949 để dự cuộc họp lần đầu Hội nghị tư vấn của Ủy hội châu Âu, thì việc soạn thảo một "Hiến chương nhân quyền" và lập ra một tòa án để thực thi nó là điểm cao trong chương trình nghị sự của họ. Nghị sĩ kiêm luật sư David Maxwell-Fyfe của Anh, chủ tịch Ủy ban quản trị và pháp lý của Hội nghị đã hướng dẫn việc soạn thảo Công ước này. Là một công tố viên ở Tòa án Nürnberg, ông đã đích thân thấy là công pháp quốc tế phải được áp dụng cách hiệu quả ra sao. Với sự giúp đỡ của ông, cựu bộ trưởng Pháp và cũng là người kháng chiến Pierre-Henri Teitgen đã đệ trình một báo cáo[4] cho Hội nghị, đề xuất một danh sách các quyền được bảo vệ, lựa chọn một số từ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mới được chấp thuận tại Đại hội đồng Liên Hiệp QuốcNew York, và xác định bộ máy tư pháp cưỡng chế có thể hoạt động như thế nào. Sau cuộc tranh luận rộng rãi,[5] Hội nghị đã gửi đề nghị chung cuộc của mình[6] tới Ủy ban bộ trưởng của Ủy hội châu Âu, nơi đã triệu tập một nhóm chuyên gia để tự soạn thảo Công ước.

Công ước được thiết kế để đưa cách tiếp cận các quyền tự do dân sự truyền thống vào nhằm đảm bảo "nền dân chủ chính trị hiệu quả", từ những truyền thống mạnh nhất ở Vương quốc Anh, Pháp và các nước thành viên khác của Ủy hội châu Âu non trẻ. Công ước được đưa ra ký kết ngày 4.11.1950 ở Roma. Nó được phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày 3.9.1953. Công ước được giám sát bởi Tòa án Nhân quyền châu ÂuStrasbourgỦy hội châu Âu. Cho đến gần đây, Công ước cũng được giám sát bởi một Ủy ban Nhân quyền châu Âu.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công_ước_châu_Âu_về_Nhân_quyền http://assembly.coe.int/Conferences/2009Anniversai... http://assembly.coe.int/Conferences/2009Anniversai... http://assembly.coe.int/Conferences/2009Anniversai... http://assembly.coe.int/Documents/AdoptedText/TA94... http://conventions.coe.int/Treaty/Commun/ChercheSi... http://conventions.coe.int/Treaty/Commun/ChercheSi... http://conventions.coe.int/Treaty/Commun/ChercheSi... http://conventions.coe.int/Treaty/Commun/ChercheSi... http://conventions.coe.int/Treaty/Commun/ChercheSi... http://conventions.coe.int/Treaty/Commun/ListeTrai...